Dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn: Cách sử dụng phù hợp cho từng ứng dụng

Đăng bởiHồng Lý vào lúc

Ngày nay, dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn hay gọi chung là Dầu mỡ bôi trơn được ứng dụng rộng dãi và có tầm quan trọng trong các ngành công nghiệp, vận tải, hàng hải…

Dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn giống và khác nhau như thế nào, ưu và nhược điểm ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Dầu bôi trơn là gì?

Dầu bôi trơn (dầu nhớt hay dầu nhờn) là hỗn hợp dạng lỏng bao gồm dầu gốc và phụ gia dùng để bôi trơn cho các động cơ hệ thống máy móc công nghiệp… Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu bôi trơn có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.

Thành phần cấu tạo dầu bôi trơn

Mỡ bôi trơn là gì?

Mỡ bôi trơn ( mỡ bò) là một chất bôi trơn ở thể đặc nhuyễn bán rắn, có trọng lượng nặng hơn so với dầu nhớt có tác dụng bôi trơn các bề mặt ma sát có kết cấu hở như trục bánh xe, trục láp, khớp, bánh răng, ổ bi … nơi mà dầu nhớt không thể sử dụng được. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống mài mòn, chống oxy hóa, làm kín và bảo vệ các chi tiết trước sự xâm nhập của nước. 

Thành phần cấu tạo mỡ bôi trơn

Dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn: Lựa chọn như thế nào?

Chỉ TiêuMỡ bôi trơnDầu bôi trơn
Nhiệt độTới 120ºC. Mỡ đặc biệt lên tới trên 200ºCTới 200ºC. Nhiệt độ cao với dầu đặc biệt
Tốc độTốc độ vừa phải, trung bìnhTốc độ cao
Tải trọngTải lớnTải lớn
Stop – StarPhá hủy bề mặt ổ trục
Chạy thời gian dài, không cần bão dưỡngKhông
Bôi trơn trung tâm, đi các vị trí khácKhông
Điều kiện bẩnCó. Làm kín tốt, ngăn chặn bẩn xâm nhập.Hệ thống tuần hoàn yêu cầu lọc dầu.
Bảng so sánh dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn

Ưu điểm của dầu bôi trơn:

  • Bôi trơn làm giảm ma sát và do đó làm giảm cường độ mài mòn, ăn mòn của các bề mặt tiếp xúc
  • Làm sạch và bảo vệ các chi tiết được bôi trơn khỏi các hạt mài mòn nhầm nâng cao tuổi thọ của máy móc
  • Làm mát động cơ, máy móc
  • Làm kín máy
  • Chống ghỉ sét và giảm tối thiểu cặn.
Dầu bôi trơn

Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn:

Ưu điểm của mỡ bôi trơnNhược điểm của mỡ bôi trơn
Thuận lợi: Dễ áp dụng, sử dụng ít thường xuyên.
Độ bám dính: không bị rơi khỏi bề mặt bôi trơn tĩnh, bôi trơn ngay từ lúc khởi động.
Bảo vệ: làm kín tốt hơn dầu, bảo vệ khỏi ăn mòn trong suốt quá trình dừng máy.
Sạch sẽ: không bị rò rỉ hoặc vung tóe như dầu. Có thể sử dụng trong sản xuất thực phẩm, thuốc, dệt may,…
Khả năng làm mát: thấp.
Nhiễm bẩn: cần lưu ý để tránh nhiễm bẩn trong suốt quá trình lưu trữ. Mạt kim loại mòn bị giữ lại trong chất bôi trơn. Chất nhiễm bẩn có thể làm tăng sự mài mòn
Giới hạn thiết kế: không thể sử dụng cho các ổ trục tốc độ cao.
Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn

Khi lựa chọn giải pháp bôi trơn cho máy móc, thiết bị thì dầu bôi trơn là sự lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên mỡ bôi trơn sẽ là sự lựa chọn tối ưu trong các trường hợp sau:

  • Các bộ phận bôi trơn khó tiếp cận hoặc yêu cầu bôi trơn không thường xuyên
  • Vấn đề làm kín hiệu quả nhằm chống lại sự nhiễm bẩn là yêu cầu rất quan trọng
  • Hệ thống không có khả năng lưu trữ dầu.
  • Ứng dụng phổ biến nhất: ổ trục, bánh răng, khớp nối.

Tham khảo các sản phẩm dầu bôi trơn và mỡ bôi trơn của Soft99 Nhật Bản:

1. Dầu Bôi Trơn Động Cơ ÔTô Oil Spray

2. Dầu bôi trơn đa năng chống rỉ G'zox Multi Oil Spray

3. Mỡ bôi trơn động cơ Grease Spray


Bài viết mới


Scroll To Top

Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large Boxed Medium
Header Default Header One Header Two Header Three